Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trường Học
Văn bản quy phạm pháp luật
Bộ thủ tục hành chính
Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huê
Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
Khảo sát mức độ hài lòng
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Đảm bảo hạ tầng cho chuyển đổi số
Ngày cập nhật 23/07/2024

Hạ tầng được đầu tư đồng bộ nhằm phục vụ việc giám sát, điều hành đô thị thông minh

Hạ tầng được đầu tư đồng bộ nhằm phục vụ việc giám sát, điều hành đô thị thông minh
(CTTĐT) - Nhằm đảm bảo chuyển đổi số từng bước đi vào đời sống người dân, một trong những yếu tố quan trọng là hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phải được đảm bảo. Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung rà soát, bố trí nguồn lực để hoàn thiện việc đầu tư, đảm bảo cho hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.
 

Kết nối diện rộng

Đến nay, 100% các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh đều kết nối hạ tầng mạng băng thông rộng trên mạng chuyên dùng của Đảng và Chính phủ để đáp ứng triển khai các dịch vụ số, đảm bảo an toàn thông tin. Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi toàn bộ mạng diện rộng (WAN) và các hệ thống thông tin của tỉnh Thừa Thiên Huế sang sử dụng giao thức Internet thế hệ mới IPv6. Mạng WAN của tỉnh đã được kết nối đến 100% các điểm trên toàn tỉnh gồm tất cả các sở ban ngành, huyện, thị xã, thành phố, xã phường thị trấn và các đơn vị trực thuộc.

Hiện nay, 100 % công chức, viên chức có máy tính để bàn hoặc Laptop có kết nối mạng; 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình Một cửa điện tử hiện đại. Trung tâm dữ liệu được xây dựng đủ mạnh để triển khai công cuộc chuyển đổi số toàn diện và dịch vụ đô thị thông minh phục vụ kinh tế số, xã hội số.

Thời gian qua, hạ tầng viễn thông - hạ tầng số cũng được quan tâm đầu tư đồng bộ, kết nối cáp quang đến từng hộ gia đình. Đến nay đã phủ sóng 3G/4G đến 100% thôn, bản trên địa bàn. Mạng băng rộng di động đã phủ sóng 1.105/1.105 thôn trên địa bàn, đạt tỷ lệ 100%; Mạng băng rộng cố định đã phủ sóng 1.105/1.105 thôn trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 100%; 100% số điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định. Đã triển khai các trạm BTS thân thiện môi trường để đảm bảo vùng phủ sóng 3G, 4G tại khu vực Đại nội Huế. Đang triển khai ngầm hóa dây thuê bao đến nhà dân 08 tuyến đường và 05 tuyến chỉnh trang trên địa bàn thành phố Huế.

Trên địa bàn tỉnh hiện đã khai thác tốt mạng lưới, vận chuyển trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát đảm bảo đúng lịch trình, kịp thời. Mạng lưới bưu chính được duy trì ổn định; 100% các xã có điểm phục vụ bưu chính và có báo, công văn đến trong ngày; 100% các điểm phục vụ bưu chính có thể phục vụ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Phát triển hạ tầng đồng bộ

Theo kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 thì mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế là phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.

Mục tiêu cơ bản đến 2025, Thừa Thiên Huế sẽ có 100% hoạt động quản lý nhà nước các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên thông với Quốc gia trong các hoạt động quản lý nhà nước (Ngoại trừ các văn bản Mật theo quy định); 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên môi trường mạng. 100% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh được xác thực định danh điện tử thông suốt hợp nhất từ hệ thống Trung ương; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã xây dựng và triển khai hệ thống thông tin chuyên ngành; 100% địa bàn hành chính được kéo cáp quang internet. 100% phủ sóng mạng 4G/5G. Cơ bản các hộ gia đình trên toàn tỉnh được phổ cập internet; 100% người dân đảm bảo điều kiện được phổ cập điện thoại thông minh...

Lãnh đạo tỉnh tham dự, bấm nút khai trương mạng MobiFone 5G tại thành phố Huế

Để đạt được mục tiêu trên, việc đảm bảo hạ tầng về viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng trung tâm dữ liệu là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay, tỉnh đang tập trung triển khai xây dựng, phát triển hạ tầng dùng chung, cơ sở dữ liệu tập trung của tỉnh theo mô hình điện toán đám mây đủ năng lực phục vụ chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Không hình thành các hệ thống dùng riêng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trừ các trường hợp đặc biệt có phê duyệt của UBND tỉnh. Kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ. Từng bước đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (4G/5G) trên phạm vi toàn tỉnh; thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G) và chương trình thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh cho người dân; nâng cao tỉ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiếp tục nâng cao và duy trì dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng mạng băng thông rộng; rà soát, phủ sóng ở các vùng trắng, vùng lõm sóng trên địa bàn, bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động. Tiếp tục thực hiện kết nối Internet đến tận hộ gia đình, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Duy trì vận hành, khai thác hiệu quả, đảm bảo an toàn trung tâm dữ liệu của tỉnh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.947.317
Truy cập hiện tại 817