Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ chỉ số chuyển đổi số (DTI) được tổ chức thành 8 nhóm với 100 tiêu chí thành phần và tổng điểm tối đa là 1.000 điểm. Trong đó, nhóm tiêu chí “nhận thức số” có 10 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “thể chế số” có 11 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “hạ tầng số” có 7 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “nhân lực số” có 13 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “an toàn thông tin mạng” có 17 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “hoạt động chính quyền số” có 22 tiêu chí thành phần với 200 điểm; nhóm tiêu chí “hoạt động kinh tế số” có 12 tiêu chí thành phần với 150 điểm; nhóm tiêu chí “hoạt động xã hội số” có 8 tiêu chí thành phần với 150 điểm.
Qua rà soát, năm 2023 điểm tự chấm của tỉnh ước đạt 774.45 điểm, tăng 76,9 điểm so với năm 2022 (697.55 điểm), trong đó có 22 tiêu chí thành phần tăng và 1 tiêu chí thành phần giảm.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, nhóm tiêu chí đạt bền vững gồm 59 tiêu chí thành phần với 530 điểm. Nhóm tiêu chí không đạt bền vững gồm 41 tiêu chí thành phần với 470 điểm.
Ngoài 2 nhóm tiêu chí “nhận thức số” và “thể chế số” thuộc nhóm bền vững thì các nhóm tiêu chí còn lại đều còn tồn tại nhiều nguyên nhân thiếu bền vững. Điển hình như, hạ tầng số chưa được các huyện quan tâm thúc đẩy phát triển đúng mức; các chỉ số về điện thoại, internet trong dân còn hạn chế. Về nhân lực số, việc nâng cao nhận thức số trong dân và người lao động chưa được các cấp, các ngành quan tâm nhiều. Dịch vụ công trực tuyến cũng chưa được các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc, các chỉ số về mức độ triển khai cũng như mức độ hài lòng đều không đạt tiêu chí. Các hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp chưa được đưa vào triển khai. Các nền tảng số dùng chung chưa đồng bộ đến các cấp, các ngành, các địa phương. Liên thông dữ liệu không đạt kết quả cao do nguồn lực không đảm bảo. Hoạt động kinh tế số, xã hội số vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế…
Các doanh nghiệp giới thiệu các ứng dụng, công cụ để thực hiện quá trình chuyển đổi số
Đánh giá về nguyên nhân không đạt bền vững, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng, một số tiêu chí đưa ra chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ví dụ như, tiêu chí tỷ lệ số trường cao đẳng, đại học có đào tạo về công nghệ thông tin sẽ có lợi cho các tỉnh, thành phố có ít trường cao đẳng, đại học và không có lợi cho thực tế Thừa Thiên Huế cũng như một số ít tỉnh có nhiều trường cao đẳng, đại học.
Ngoài ra, một số tiêu chí tính điểm chưa phù hợp với thực tiễn, dữ liệu tiêu chí thành phần còn tình trạng vênh với số liệu do địa phương quản lý. Dịch vụ đô thị thông minh là thế mạnh của tỉnh, tuy nhiên, bộ chỉ số chưa được áp dụng chấm điểm cho dù đã có đưa vào tiêu chí thành phần cụ thể.
Năm 2024 là năm bản lề, tăng tốc, mang tính đột phá trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Từ những dữ liệu trên cho thấy, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhất là đối với 53 dịch vụ công thiết yếu. Triển khai hiệu quả và phát triển các nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số trong các ngành, lĩnh vực; phát triển và đẩy mạnh phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, ứng dụng công dân số VNeID, ứng dụng thanh toán số, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số cá nhân, đặc biệt lĩnh vực thuế, phí, lệ phí…
UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, trong năm nay, các ngành, các cấp cần rà soát lại các nhiệm vụ và nội dung theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông nhằm duy trì và nâng cao xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh đứng vị trí top 5 trong 63 tỉnh, thành.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, các sở, ngành, địa phương nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan; giao trách nhiệm, giao chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công trực tuyến để việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao hơn; rà soát, cắt giảm dịch vụ công trực tuyến trong nhiều năm liên tục không phát sinh hồ sơ; tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số và có chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động thực hiện có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.
Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ chỉ số chuyển đổi số (DTI) được tổ chức thành 8 nhóm với 100 tiêu chí thành phần và tổng điểm tối đa là 1.000 điểm. Trong đó, nhóm tiêu chí “nhận thức số” có 10 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “thể chế số” có 11 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “hạ tầng số” có 7 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “nhân lực số” có 13 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “an toàn thông tin mạng” có 17 tiêu chí thành phần với 100 điểm; nhóm tiêu chí “hoạt động chính quyền số” có 22 tiêu chí thành phần với 200 điểm; nhóm tiêu chí “hoạt động kinh tế số” có 12 tiêu chí thành phần với 150 điểm; nhóm tiêu chí “hoạt động xã hội số” có 8 tiêu chí thành phần với 150 điểm.
Qua rà soát, năm 2023 điểm tự chấm của tỉnh ước đạt 774.45 điểm, tăng 76,9 điểm so với năm 2022 (697.55 điểm), trong đó có 22 tiêu chí thành phần tăng và 1 tiêu chí thành phần giảm.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, nhóm tiêu chí đạt bền vững gồm 59 tiêu chí thành phần với 530 điểm. Nhóm tiêu chí không đạt bền vững gồm 41 tiêu chí thành phần với 470 điểm.
Ngoài 2 nhóm tiêu chí “nhận thức số” và “thể chế số” thuộc nhóm bền vững thì các nhóm tiêu chí còn lại đều còn tồn tại nhiều nguyên nhân thiếu bền vững. Điển hình như, hạ tầng số chưa được các huyện quan tâm thúc đẩy phát triển đúng mức; các chỉ số về điện thoại, internet trong dân còn hạn chế. Về nhân lực số, việc nâng cao nhận thức số trong dân và người lao động chưa được các cấp, các ngành quan tâm nhiều. Dịch vụ công trực tuyến cũng chưa được các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc, các chỉ số về mức độ triển khai cũng như mức độ hài lòng đều không đạt tiêu chí. Các hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp chưa được đưa vào triển khai. Các nền tảng số dùng chung chưa đồng bộ đến các cấp, các ngành, các địa phương. Liên thông dữ liệu không đạt kết quả cao do nguồn lực không đảm bảo. Hoạt động kinh tế số, xã hội số vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế…
Các doanh nghiệp giới thiệu các ứng dụng, công cụ để thực hiện quá trình chuyển đổi số
Đánh giá về nguyên nhân không đạt bền vững, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng, một số tiêu chí đưa ra chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ví dụ như, tiêu chí tỷ lệ số trường cao đẳng, đại học có đào tạo về công nghệ thông tin sẽ có lợi cho các tỉnh, thành phố có ít trường cao đẳng, đại học và không có lợi cho thực tế Thừa Thiên Huế cũng như một số ít tỉnh có nhiều trường cao đẳng, đại học.
Ngoài ra, một số tiêu chí tính điểm chưa phù hợp với thực tiễn, dữ liệu tiêu chí thành phần còn tình trạng vênh với số liệu do địa phương quản lý. Dịch vụ đô thị thông minh là thế mạnh của tỉnh, tuy nhiên, bộ chỉ số chưa được áp dụng chấm điểm cho dù đã có đưa vào tiêu chí thành phần cụ thể.
Năm 2024 là năm bản lề, tăng tốc, mang tính đột phá trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Từ những dữ liệu trên cho thấy, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhất là đối với 53 dịch vụ công thiết yếu. Triển khai hiệu quả và phát triển các nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số trong các ngành, lĩnh vực; phát triển và đẩy mạnh phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, ứng dụng công dân số VNeID, ứng dụng thanh toán số, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số cá nhân, đặc biệt lĩnh vực thuế, phí, lệ phí…
UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, trong năm nay, các ngành, các cấp cần rà soát lại các nhiệm vụ và nội dung theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông nhằm duy trì và nâng cao xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh đứng vị trí top 5 trong 63 tỉnh, thành.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, các sở, ngành, địa phương nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan; giao trách nhiệm, giao chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công trực tuyến để việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao hơn; rà soát, cắt giảm dịch vụ công trực tuyến trong nhiều năm liên tục không phát sinh hồ sơ; tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số và có chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động thực hiện có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.