Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trường Học
Văn bản quy phạm pháp luật
Bộ thủ tục hành chính
Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huê
Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
Khảo sát mức độ hài lòng
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN: Triển khai Chiến dịch Tiêm bổ sung vắc xin Viêm não Nhật Bản cho đối tượng trên 36 tháng đến dưới 60 tháng huyện Quảng Điền năm 2019-2020
Ngày cập nhật 25/09/2019

    Thực hiện Kế hoạch số 2562/KH – SYT ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Xây dựng Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin VNNB cho đối tượng trên 36 đến dưới 60 tháng”. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2019, Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền xây dựng “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Viêm não Nhật Bản cho đối tượng trên 36 đến dưới 60 tháng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 - 2020”, với những nội dung cụ thể như sau

    I. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu chung                                                                   

   - Nhằm chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản(VNNB)cho trẻ em trên toàn huyện.

  2. Mục tiêu cụ thể

  - Đạt tỷ lệ >95% trẻ trên 36 tháng đến dưới 60 tháng tuổi trên toàn huyện chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ vắc xin Viêm não nhật bản được tiêm bổ sung 03 mũi vắc xin VNNB theo lịch.

   - Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng.

    II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

  1. Thời gian triển khai: Quý IV năm 2019 và quý IV 2020

 2. Đối tượng được tiêm chủng:

- Tất cả đối tượng trẻ trên 36 tháng đến dưới 60 tháng tuổi trên toàn huyện còn sót chưa được tiêm chủng vắc xin Viêm não nhật bản (Trẻ sinh từ 01/11/2014 - 31/10/2016)sẽ được tiêm 03 mũi vắc xin VNNB theo lịch.

   - Dự kiến số lượng: 1100 trẻ.

  3. Phạm vi triển khai: Toàn huyện

   III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

   1. Điều tra, lập danh sách đối tượng

- Các trạm Y tế điều tra, lập danh sách các trẻ trên 36 tháng đến dưới 60 tháng tuổi theo từng thôn/ tổ với sự hỗ trợ của Y tế thôn/ tổ, cộng tác viên dân số, trưởng thôn trên địa bàn. Đối tượng tiêm bổ sung vắc xin VNNB là tất cả trẻ từ 36 tháng đến dưới 60 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương. Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.

 - Thời gian triển khai:

  Đợt I: Tiêm mũi 1 cho trẻ chưa được tiêm chủng, tiêm mũi 2 cho trẻ đã được tiêm 1 mũi và tiêm mũi 3 cho trẻ đã được tiêm 2 mũi trước đó. Thời gian: Tháng 11/2019

  Đợt II: Tiêm mũi 2 cho trẻ đã được tiêm mũi 1 trong đợt I. Thời gian: 1-2 tuần sau mũi 1

  Đợt III: Tiêm mũi 3 cho trẻ đã được tiêm mũi 2 trong đợt I và đợt II. Thời gian: Tháng 11,12/2020

  Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương, các trạm Y tế xã, thị trấn lập kế hoạch triển khai chiến dịch về thời gian cụ thể để chiến dịch đạt kết quả tốt.

  2. Cung ứng vắc xin VNNB, bơm kim tiêm, hộp an toàn

  a. Dự trù vắc xin VNNB

  - Vắc xin VNNB sử dụng trong kế hoạch là do Dự án TCMR Quốc gia cung ứng

  - Dựa trên số đối tượng cần tiêm chủng của các trạm Y tế xã, thị trấn, Trung tâm Y tế có kế hoạch nhận và cung ứng đầy đủ, kịp thời cho các trạm y tế trong quá trình triển khai chiến dịch.

   Số vắc xin VNNB (liều) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến 95% x Hệ số sử dụng 1,3

   b. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xinVNNB

   - Tuyến huyện:

   + Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản và phân phối, vận chuyển vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tới các xã.

   + Thời hạn hoàn thành vận chuyển vắc xin tới xã là trước thời điểm triển khai của xã đó 1 ngày đối với các xã xa, hoặc ngay trước buổi tiêm đối với các xã gần.

   - Tuyến xã: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và sử dụng vắc xin trong những ngày triển khai tiêm chủng.

   c.Vật tư tiêm chủng

      Ước tính số lượng bơm kim tiêm, hộp an toàn:

     - Số BKT 1ml (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến 95% x Hệ số sử dụng 1,1.

     - Số hộp an toàn (cái) = (tổng số BKT /100) x Hệ số sử dụng 1,1.

      3. Tổ chức tiêm chủng

      a. Hình thức triển khai: Tổ chức chiến dịch tiêm chủng bổ sung

      b. Thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng: Tuỳ theo điều kiện từng địa phương.

      c. Địa điểm tiêm chủng: Tại các trạm y tế xã, thị trấn.

     d. Tổ chức buổi tiêm chủng:

     - Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ “Quy định về hoạt động tiêm chủng”, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 “Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế” và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế “Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng”.

    - Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm.

    - Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân Y, Bộ đội biên phòng.

    - Trạm y tế xã, thị trấn phối hợp với các cộng tác viên, y tế thôn bản thông báo và vận động cha mẹ đưa trẻ đến tiêm chủng. Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo.

    - Vào cuối mỗi buổi tiêm: đánh dấu và xác định các trẻ chưa tiêm trong danh sách đã đăng ký ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được tiêm để đưa trẻ đến tiêm.

    - Cuối đợt: Tổng hợp số lượng trẻ chưa tiêm cần được tiêm vét để bố trí đội tiêm, xác định thời gian và hậu cần vật tư cho tiêm vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét và huy động trẻ đối tượng ra tiêm.

    - Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.

     e. Rà soát và tiêm vét

    - Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên tháng 11,12/2019, tháng 11,12/2020.

    - Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét. Tiêm vét là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch.

     4. Truyền thông

    - Tuyến  huyện: Thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài đài truyền thanh, báo chí…để người dân biết và chủ động đưa con em đi tiêm chủng.

    - Tuyến xã, thị trấn: Thông báo hàng ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng.

     - Hình thức thực hiện: Truyền thông thực hiện trước và trong thời gian triển khai chiến dịch.

     5. Theo dõi, giám sát và báo cáo

     - Trung tâm Y tế huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

     - Báo cáo kết quả tiêm chủng: Xã báo lên huyện trong vòng 3 ngày, huyện báo lên tỉnh trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc chiến dịch tiêm chủng.

     IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     1. Trung tâm Y tế  huyện

       - Lập Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Viêm não Nhật Bản cho đối tượng trên 36 đến dưới 60 tháng tại địa phương, báo cáo Sở Y tế, Trung tâm KSBT tỉnh và UBND huyện.

      - Triển khai thực hiện chiến dịch theo đúng kế hoạch.

      - Phối hợp với ngành Giáo dục, các ban ngành, đoàn thể liên quan tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin VNNB cho đội ngũ cán bộ, giáo viên khối mầm non, vận động phụ huynh đưa con em đi tiêm vắc xin.

     - Hỗ trợ các trạm Y tế trong việc điều tra, lập danh sách đối tượng. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác thực hiện tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng tại địa phương.

     - Bố trí các đội cấp cứu ngoại viện sẵng sàng hỗ trợ tuyến dướng xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

    - Kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

      4. Các trạm Y tế xã, thị trấn:

     - Chịu trách nhiệm tổ chức tiêm chủng theo đúng kế hoạch, theo đúng các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế và thực hiện báo cáo theo quy định

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.441.189
Truy cập hiện tại 644