Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trường Học
Văn bản quy phạm pháp luật
Bộ thủ tục hành chính
Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huê
Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
Khảo sát mức độ hài lòng
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Quảng Điền: Đẩy mạnh công nghệ số trong lĩnh vực Nông nghiệp
Ngày cập nhật 05/12/2022
 

Chuyển đổi số nông nghiệp là cơ hội để thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị để thay vào đó là một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu và thông tin giúp nông nghiệp Quảng Điền vươn xa và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng. Xác định, muốn chuyển đổi số nông nghiệp thành công phải bắt đầu từ nông dân, coi người nông dân là người đầu tiên và là gốc để chuyển đổi số. Chính vì vậy huyện Quảng Điền rất đặc biệt phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản đang trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp thời kỳ 4.0. Để chuyển đổi số nông nghiệp thành công, huyện Quảng Điền xác định người nông dân phải đóng vai trò chủ thể, theo đó UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Phần lớn người nông dân hiện nay đang sử dụng thường xuyên thiết bị điện thoại di động. Do đó, áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp người nông dân sẽ là đối tượng dễ dàng và tiếp cận trực tiếp để đưa các công nghệ lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới cũng như thúc đẩy kênh kết nối tiêu thụ sản phẩm đầu ra vào trong quy trình sản xuất các sản phẩm của ngành nông nghiệp.

Theo ông Lê Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết: Những năm qua, Chủ trương chung của huyện là đẩy mạnh chuyển đổi sang các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, huyện đã tiến hành quy hoạch lại vùng sản xuất, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho nông sản của huyện trên thị trường. Đến nay toàn huyện đã đưa vào sản xuất 16 ha lúa theo hướng hữu cơ, 17 ha lúa sử dụng phân vi sinh và 20 ha lúa trồng theo hướng Vietgap. Chuyển đổi hơn 450 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu và cây trồng các loại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các tập thể cá nhận đẩy mạng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp.

Tại xã Quảng Thọ địa phương đi đầu trong ứng dụng công nghệ số nông nghiệp. Đến thời điểm hiện nay xã Quảng Thọ đã khuyến khích vận động nhân dân đưa vào sản xuất 0,5 ha rau má hữu cơ, 52 ha rau má sản xuất theo hướng Vietgap, 28 vườn mẫu bao gồm các loại cây hoa, rau màu trồng theo hướng hữu cơ. Đặc biệt UBND xã đã xây dựng mô hình Hợp tác xã số tại HTX sản xuất nông nghiệp Quảng Thọ 2. Bên cạnh đó xã Quảng Thọ cũng đã làm việc với các tổ chức tài chính, các đơn vị thanh toán trung gian tạo tài khoản thanh toàn trực tuyến Viettel Pay.. Đến nay trên địa bàn xã đã có hơn 1.000 hộ dân được tạo tài khoản, cấp thẻ thanh toán hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng Viettel Pay chiếm 65% tổng hộ dân trên địa bàn xã.

Cùng với đó hiện nay, nhiều HTX và người nông dân đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới để phát triển các mô hình trồng trọt như: HTX Nông nghiệp Phú Thanh xã Quảng Thành, HTX Quảng Thọ 2 xã Quảng Thọ, hộ gia đình ông Nguyễn Cho ở thôn Hà  Cảng xã Quảng Phú với mô hình trồng nấm linh chi, hộ gia đình anh Hoàng Công Thông ở thôn La Vân Hạ xã Quảng Thọ với mô hình trồng ca chua trong nhà lưới…  Từ thực tế cho thấy, đầu tư hệ thống nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp hiệu quả, giúp giải quyết tốt bài toán năng suất, chất lượng cũng như tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản. Sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ cũng đem lại nhiều giá trị lợi ích cho người nông dân. Huyện đã kêu gọi, thu hút nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, các doanh nghiệp... hướng dẫn thực hiện mô hình sản suất hữu cơ với mục đích sản xuất ra các sản phẩm nông sản sạch, an toàn như: mô hình trồng ngô, đầu phụng, lúa….

Các mô hình đều đạt kết quả tốt, góp phần bảo vệ môi trường, đất đai, bảo vệ sức khoẻ người dân, nâng cao chất lượng nông sản. Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả tích cực. HTX sản xuất nông nghiệp Quảng Thọ 2 là một trong những đơn vị chủ động ứng dụng công nghệ vào quá trình trồng, chăm sóc, chế biến trà rau má; sử dụng ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh QR-Code để tăng tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc. Theo ông Phan Nam, Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn  huyện cho biết: Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn đã tích cực thay đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng kỹ thuật mới, mở rộng diện tích, tăng quy mô sản xuất. Một số loại nông sản bản địa trước đây chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con địa phương thì nay đã trở thành hàng hóa, có mặt ở nhiều nơi trên cả nước như rau xanh Quảng Thành, mướp đắng Quảng Thái, rau má Quảng Thọ, mắm nước mắm Tân Thành xã Quảng Công…

Những năm qua, nhờ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhiều loại nông sản đã xây dựng được thương hiệu, đứng vững trên thị trường. Vì vậy, huyện đã tăng cường hỗ trợ, xúc tiến thương mại, trao đổi, xây dựng và quản lý các sản phẩm OCOP thành thương hiệu mạnh của huyện.

Để phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi số nông nghiệp trong thời gian tới, huyện Quảng Điền tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tuyên truyền để cán bộ, hội viên nông dân đổi mới tư duy sản xuất, từ bỏ thói quen tập quán canh tác nhỏ lẻ, phân tán; dám nghĩ, dám làm với quy mô lớn. Triển khai nhiều dự án, hoạt động hỗ trợ sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, ổn định, bền vững. Bên cạnh đó sẽ chú trọng  việc tận dụng nền tảng trực tuyến để kết nối tiêu thụ nông sản, thì công nghệ thông tin còn giúp nông dân tiếp cận dữ liệu về khoa học - kỹ thuật mới, thay đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại, tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm đây là vấn đề đang được huyện Quảng Điền sẽ tập trung triển khai thực hiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Công Cường (baothuathienhue.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.149.251
Truy cập hiện tại 1.171