Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trường Học
Văn bản quy phạm pháp luật
Bộ thủ tục hành chính
Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huê
Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
Khảo sát mức độ hài lòng
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC VỀ THÚC ĐẨY PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2019
Ngày cập nhật 01/10/2019

     Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019. Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến.

    Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan ngọc Thọ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan.
    Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đầu tư công đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là các công trình hạ tầng quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân đầu tư công từ gần chục năm qua đã tạo ra nút thắt cổ chai đối với nền kinh tế, gây ra rất nhiều hệ lụy và hậu quả lớn.
    Thủ tướng nhấn mạnh, tại hội nghị này, chúng ta cần phải làm rõ hơn những nguyên nhân khách quan, chủ quan cơ bản của tình trạng chậm giải ngân. Điều quan trọng nhất là phải đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể, sát đúng, mạnh mẽ hơn để công tác giải ngân tốt hơn khi còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2019, cũng như rút kinh nghiệm năm nay để sang năm giải ngân kịp thời hơn, chặt chẽ hơn. Thủ tướng đề nghị cần phải kiên quyết cắt vốn, chuyển vốn từ các công trình, dự án của bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để các bộ, ngành, địa phương khác sử dụng có hiệu quả, kịp thời hơn.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 192.136 tỷ đồng, bằng 45,17% so với kế hoạch Quốc hội giao và bằng 49,14% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2018; trong đó, giải ngân vốn TPCP và ODA đều đạt thấp.
    Có 7 bộ, ngành và 14 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 70%; trong đó 4 bộ, ngành và 4 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 80%. Nhiều bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn dưới mức bình quân chung, có 31 bộ, cơ quan Trung ương và 19 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 50%; trong đó, 17 bộ, cơ quan Trung ương và 1 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 30%.
    Nhìn chung, thực trạng giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 9 tháng năm 2019 cơ bản tương tự như các năm trước, tỉ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh nguyên nhân do tâm lý ngại giải ngân nhiều lần, ngại làm thủ tục thanh quyết toán vốn nhiều lần của cả chủ đầu tư, ban quản lý dự án và cả nhà thầu, chủ yếu thực hiện vào thời điểm kết thúc năm, thì xu hướng giải ngân tăng dần vào cuối năm còn do nguyên nhân cơ bản về tính chất đặc thù của chi đầu tư so với chi thường xuyên.
 
 
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế
  Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số nguyên nhân của tình trạng chậm giải ngân gồm một số vướng mắc về thể chế, pháp luật đầu tư công. Một số quy định sau một thời gian thực hiện bộc lộ nhiều hạn chế như quyết định đầu tư phải trước 31/10 năm trước, tiết kiệm 10% trên tổng mức đầu tư, cho phép giải ngân vốn 2 năm, bãi bỏ quy định Thường trực HĐND được ủy quyền... cần được tháo gỡ.
    Việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường... còn nhiều lúng túng, mất nhiều thời gian trong công tác giải phóng mặt bằng, còn một số vướng mắc về khiếu kiện đất đai; thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu kéo dài...
    Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch. Công tác giao kế hoạch chậm, chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ các dự án. Các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.
    Nguyên nhân giải ngân chậm nguồn vốn ODA có nhiều đặc thù, nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay mặc dù dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân; công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn tồn tại bất cập, dẫn tới tính sẵn sàng của dự án thấp; một số dự án không được bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài.
    Sau khi lắng nghe các ý kiến trao đổi của các Bộ, ngành và địa phương, Kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương; trong đó giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng về phương án xử lý để giao hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2019 còn lại trước ngày 5/10/2019, báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/10/2019 việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn năm 2019 từ các dự án giải ngân chậm sang dự án có nhu cầu giải ngân thêm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
    Thủ tướng cũng yêu cầu việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2019 giữa các dự án trong nội bộ ngành, lĩnh vực, chương trình theo đề xuất của bộ, ngành và địa phương phải được thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất.
Nguồn: https://thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.164.102
Truy cập hiện tại 765