Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trường Học
Văn bản quy phạm pháp luật
Bộ thủ tục hành chính
Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huê
Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
Khảo sát mức độ hài lòng
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Quảng Điền chủ động phòng chống dịch bệnh khảm lá sắn
Ngày cập nhật 02/03/2020
Cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh, vụ trồng săn năm 2020 nay người dân trên địa bàn huyện Quảng Điền đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh khảm lá sắn gây ra. Để chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan trên diện rộng, huyện Quảng Điền đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.
 

Vụ trồng săn năm nay, gia đình 2 ông Hồ Đài và Hồ Viết Cừ ở thôn Phổ Lại xã Quảng Vinh đưa vào trồng mỗi gia đình trên 5 sào sắn, km94,  nếu như những năm trước đến thời điểm nay cây sắn đã phát triển xanh tốt, nhưng năm nay cây sắn không những không phát triển mà lá sắn teo lại, cây mỗi ngày mỗi cọc thêm. Qua thăm đồng của chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã xác định, những diện tích sắn nay đã bị nhiễm bệnh khảm lá sắn. Được biết, bệnh khảm lá sắn là một đối tượng bệnh hại đặc biệt nguy hiểm trên cây sắn. Bệnh do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra. Bệnh có khả năng phát tán và lây lan nhanh chóng qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống. Hiện, chưa có thuốc để diệt trừ virus gây bệnh khảm lá sắn, chỉ có phòng bệnh là chủ yếu và khi cây sắn bị bệnh thì phải tiêu hủy.  Hiện gia đình ông Cừ đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ diện tích sắn bị nhiểm bệnh, còn gia đình ông Đài đã tỉa dặm một số cây bị nhiểm bệnh và đẩy mạnh chăm sóc các diện tích còn lại. Khi phát hiện có hiện tượng sắn bị cuốn lá gia đình đã tiến hành phun thuốc nhưng vẫn không có tiến  triển tốt, sau khi ngành chức năng kiểm tra và thông báo đã bị dịch khảm lá, gia đình đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ diện tích bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên hiện nay sau khi làm lại đất lại không có giống, kinh phí để tái sản xuất. vấn đề nay gia đình tôi cũng như những người dân địa phương rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền để ổn định sản xuất. Ông Hồ Viết Cừ người dân xã Quảng Vinh nói.

Qua thống kê của ngành chức năng đến thời điểm nay trên địa bàn huyện Quảng Điền đã có 144,2 ha sắn bị nhiểu bệnh khảm lá, trong đó hơn 112,6 ha bi nhiễm nặng với tỷ lệ trên 70% buộc phải tiêu huy tập trung ở 3 xã đó là Quảng Phú 14,9 ha, Quảng Vinh 79,3 ha, Quảng Thọ 12,5 ha . Đến thời điểm này toàn huyện đã tiêu hủy hơn 30 ha, số diện tích còn là sẽ được các địa phương triển khai tiêu huy trong tháng 2 này.  Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phân công cán bộ trực tiếp về cơ sở để hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ bọ phấn trắng tuyên truyền để người trồng sắn nắm rõ tác hại của bệnh khảm lá và có biện pháp phòng chống; tuyên truyền cho nông dân biết, bởi đây là giống nhiễm bệnh khảm lá và là giống chưa được công nhận. Theo nhận định của cơ quan chức năng bệnh khảm lá sắn là một đối tượng bệnh hại đặc biệt nguy hiểm trên cây sắn, có khả năng phát tán và lây lan nhanh chóng gây thiệt hại nghiêm trọng. Khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

“Để chủ động phòng, chống bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất sắn, huyện đã chỉ đạo  các xã, thị trấn thống kê diện tích, thời gian trồng, cơ cấu và nguồn gốc giống sắn trên địa bàn. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về triệu chứng, nguyên nhân, phương thức lây lan, tác hại và biện pháp quản lí bệnh khảm lá hại sắn. Chỉ đạo người dân khoanh vùng bị nhiễm bệnh; tập trung diệt trừ bọ phấn trắng , nhổ bỏ và tiêu hủy các cây sắn bị nhiễm bệnh; thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn còn lại từ vụ trước trên các bờ thửa, hàng rào đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh. Ông Trương Duy Hải – PCT UBND huyện chia sẻ.

Một thực tế đáng quan tâm nhất hiện nay, đó là thời điểm xuất hiện bệnh dịch khảm là sắn đã quá vụ, số lượng giống để người dân chuyển đổi cây trồng khác hậu như đã cạn kiệt, trong khí đó kinh phí để tái sản xuất của người dân hạn hẹp nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất cây trồng sau tiêu huy, đây là vấn đề người dân trồng sắn trên địa bàn rất được các cấp các ngành quan tâm giải quyết.

www.thuathienhue.gov.vn (ctv)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.075.578
Truy cập hiện tại 956