Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trường Học
Văn bản quy phạm pháp luật
Bộ thủ tục hành chính
Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huê
Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
Khảo sát mức độ hài lòng
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
TẠO SỰ HÀI LÒNG VÀ THUẬN TIỆN NHẤT CHO NGƯỜI DÂN KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT TTHC
Ngày cập nhật 23/12/2019

   Sáng ngày 21/12, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì hội nghị tổng kết việc thực hiện Đề án Xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (TN&TKQ) hiện đại cấp xã trên địa bàn tỉnh. Hội nghị là dịp để lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành đánh giá những khó khăn, tồn tại trong thực tế tại cơ sở để đưa ra những giải pháp hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Giải quyết TTHC cho người dân ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp

Báo cáo về kết quả triển khai, thực hiện Đề án Xây dựng Bộ phận TN&TKQ hiện đâị cấp xã trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, bà Phan Thị Hồng Loan, Phó giám đốc Sở Nội vụ cho biết, việc triển khai Bộ phận TN&TKQ hiện đại cấp xã được các địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2018 và 2019; được UBND cấp xã tổ chức triển khai đến cán bộ, công chức và tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương, mô hình hoạt động của Bộ phận TN&TKQ hiện đại. Đến nay, có 152/152 đơn vị cấp xã đã thực hiện thiết lập quy trình TTHC, trong đó có: 69 đơn vị thiết lập 100% TTHC; 83 đơn vị thiết lập đúng từ 50% đến dưới 100% TTHC; có 80% TTHC đã được hiết lập đúng theo “Thời gian” và “Quy trình: Tiếp nhận - Xử lý - Phê duyệt lãnh đạo và Trả kết quả” so với số TTHC đã thiết lập; có hơn 76% số quy trình đã thiết lập đúng so với tổng số TTHC. Trong đó có: 10 đơn vị thiết lập đúng 100% số TTHC, 132 đơn vị thiết lập quy trình đúng trên 50% đến dưới 100% số TTHC và 10 đơn vị thiết lập quy trình đúng dưới 50% số TTHC. Đồng thời đã công bố cung cấp Dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4 là 14.597/30.822 TTHC (tương ứng với 47,36% TTHC).

Phần lớn các ý kiến tham gia thảo luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các xã đều cho rằng,  chất lượng cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ hiện đại tại cấp xã đa số đều đảm bảo có năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và có thái độ, tác phong lịch sự, tận tình trong giao tiếp với tổ chức, cá nhân. Điều quan trọng nhất là giảm được phiền hà, đi lại của tổ chức, cá nhân cũng như tăng cường được sự giám sát của tổ chức, cá nhân đối với các cơ quan nhà nước. Mô hình này đang được liên thông với cấp huyện, cấp tỉnh, hướng tới mục tiêu xây xựng chính quyền phục vụ thân thiện, hiện đại, hiệu quả.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại một số hạn chế như một số địa phương đã khai trương và đi vào hoạt động, tuy nhiên chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn của Bộ phận TN&TKQ hiện đại theo Đề án của tỉnh; cách bố trí các quầy tra cứu thông tin, hòm thư góp ý, bàn viết hồ sơ, các quầy theo số thứ tự ở Bảng niêm yết, bảng tên công chức Bộ phận TN&TKQ hiện đại cấp xã chưa trực quan, có nơi vẫn còn hình thức và chưa chuyên nghiệp; chưa thực hiện đầy đủ quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trên Phần mềm hệ thống xử lý một cửa tập trung...

    Tại hội nghị

Tập trung chuẩn hóa tất cả các quy trình

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ biểu dương sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ làm việc tại Bộ phận TN&TKQHĐ cấp xã. Sau thời gian triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã nỗ lực hoàn thành mô hình và đang vận hành khá tốt. Theo thời hạn, đến năm 2020, toàn tỉnh đạt 100% Bộ phận TN&TKQHĐ cấp xã hoạt động ổn định, thông suốt, hiệu quả. Nhưng đến nay chỉ tiêu ấy đã hoàn thành.

 “Mô hình này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC đối với cơ quan hành chính nhà nước; hiện đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân; đáp ứng yêu cầu CCHC phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho rằng, việc cấp tài khoản lần đầu cho công dân ở cấp xã chưa hoặc rất ít được quan tâm thực hiện. Do đó, trong thời gian tới, lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã cần phải quan tâm chỉ đạo  hơn nữa trong việc chuẩn hóa tất cả các quy trình để hướng đến số hóa tất cả các hồ sơ. Phải xem việc số hóa, chứng thực điện tử và cấp tài khoản cho công dân trên nền tảng cơ sở dữ liệu mở là ưu tiên số một, Thừa Thiên Huế phải tiên phong trên toàn quốc vấn đề này.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì hội nghị

“Cần rà soát lại các thủ tục, quy trình đã triển khai để có điều chỉnh phù hợp. Phải xác định được cơ sở vật chất cấp xã cần gì, trang thiết bị cần trang cấp là gì, ở cấp xã thì máy tính, máy scan, máy photocoppy là ưu tiên hàng đầu ở bộ phận 1 cửa. Đảm bảo kết nối liên thông toàn tỉnh, phục vụ tối ưu công việc. Về đường truyền, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở TT&TT nghiên cứu thêm để đảm bảo vận hành thông suốt, an toàn tuyệt đối, đảm bảo dung lượng.

Về những kiến nghị của cơ sở, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng đây là những kiến nghị rất xác đáng. “Sắp tới lương tăng đòi hỏi các chế độ phụ cấp cũng tăng theo. Đề nghị Sở Nội vụ, Sở Tài chính nghiên cứu nâng hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ làm nhiệm vụ tại bộ phận này. Cần phân bổ cho hợp lý từ thực tiễn”.

"Với phương châm “Thân thiện - Đơn giản - Đúng hẹn”, Đề án Bộ phận TN&TKQHĐ cấp xã đang góp phần đẩy mạnh CCHC, cải thiện và nâng cao mối quan hệ giữa người dân với cơ quan chính quyền, tạo sự thống nhất và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong cải cách TTHC và giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính công" Chủ tịch UBND nhấn mạnh.

Nguồn: thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.166.997
Truy cập hiện tại 463